Ô văng là gì? Quy định xây dựng ô văng

Cái cụm từ ô văng chắc hẳn chúng ta đã nghe rất nhiều rồi có phải không nhỉ. Tuy nhiên khái niệm về ô văng cũng như quy đinh việc xây dựng ô văng ra sao chưa chắc ai cũng biết. Vậy hãy cùng Tin Xây Dựng tìm hiểu ô văng là gì, quy định xây dựng ô văng ra sao trong bài viết này nhé.

Nếu bạn đang quan tâm đến giá thép xây dựng hôm nay hãy để lại comment ở phía cuối bài cho chúng tôi hoặc liên hệ tới số điện thoại 0909 67 2222 để được tư vấn và hỗ trợ ngay nhé.

Ô văng là gì

Ô văng là gì ? Ô văng là mái hắt hay còn gọi là mái che. Ô văng được làm dưới nhiều vật liệu khác nhau tùy từng vị trí và nhu cầu của người dùng. Ô văng lồi ra ngoài phía trên các cửa sổ, hoặc có thể là cửa chính dùng để che nắng che mưa. Để tiết kiệm vật liệu nhất có thể, chúng ta có thể kết hợp giữa giằng tường, ô văng và lanh tô với nhau.

Với những tấm ô văng đua ra phía ngoài có chiều dài nhỏ hơn 1,2m thông thường được cấu tạo theo kiểu mỏng dạng tấm côngxôn (console) với độ dày rơi vào từ 6 – 9cm.

Ô văng sẽ là nơi hứng rất nhiều ánh nắng mặt trời cũng như việc chịu mọi tác động của thời tiết. Để thoát nhiệt và tránh các tia nắng mặt trời chiếu thẳng vào trong nhà, những người thiết kế thường sử dụng ô văng kiểu rỗng có những lá cờ chớp dọc, ngang tùy mẫu nhà.

ô văng là gì
Ô văng là gì, cửa hiện đại là gì

Tìm hiểu xong khái niệm ô văng là gì rồi, bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu những quy định về việc xây dựng ô văng ngay dưới đây nữa nhé.

Quy định xây dựng ô văng

Việc xây dựng ô văng cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn quy định về xây dựng của quốc gia cụ thể là tại Điều 2 quyết định số 04/2008/QĐ-BXD được quy định như sau :

Phần nhà được phép làm thừa ra quá chỉ giới đường đỏ đối với trường hợp chỉ giới xây dựng trùng với chỉ giới đường đỏ

Các quy định này cần phải vận dụng phù hợp với giải pháp tổ chức không gian cụ thể của từng khu vực và thể hiện trong quy định về quản lý xây dựng theo đồ án quy hoạch của từng khu vực cụ thể và phải tuân thủ các quy định của nhà nước.

Các bộ phận cố định của nhà

Các bộ phận cố định của nhà nước mà cấm tất cả hộ dân cư, các công ty, doanh nghiệp không được đụng chạm vào như sau:

Với khoảng không được tính từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, tất cả những bộ phận của nhà ở tuyệt đối không được vượt quá chỉ giới đường đỏ ngoại trừ một số trường bao gồm

Đường ống đứng dùng để thoát nước mưa ở mặt ngoài nhà có quyền vượt qua vạch đường đỏ tuy nhiên nó không quá 0,2m và phải đảm bảo mỹ quan cảnh quan

Từ mặt vỉa hè với độ cao từ 1m trở lên, các bậu cửa, gờ chỉ, bộ phận trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.

ô văng là gì
ô văng kết hợp với lanh tô

Đối với khoảng không từ độ cao từ 3,5m trở lên so với mặt của vỉa hè, các bộ phận cố định theo thiết kế của ngôi nhà như của nhà, mái đua, ban công hay ô văng… được phép vượt quá chỉ giới đường đỏ nhưng phải tuân thủ một số điều kiện sau:

Độ vươn ra được đo từ phần nhô ra tới các mép đỏ tùy thuộc vào chiều rộng lộ giới phải nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu ít nhất 1,0m, ngoài ra, nó còn phải đảm bảo tuyệt đối theo các quy định về an toàn lưới điện cũng như 100% tuân thủ các quy định về quản lý xây dựng được áp dụng cụ thể cho từng khu vực

Đối với phần thừa ra của ô văng chỉ được làm mái che, không được thiết kế thành phòng nhỏ, hay khu vực để đồ…

Bảng 2.9 : Độ vươn ra tối đa của ô văng, ban công, mái đua

Chiều rộng lộ giới (m)Độ vươn ra tối đa Amax (m)
Dưới 7m0
7¸120,9
>12¸151,2
>151,4

Nhà nước rất tạo điều kiện trong việc xây dựng ô văng, mái che để giúp cho người đi bộ, hoặc trong những ngày thời tiết trở trời, người dân có thể đứng che nắng, trú mưa dưới mái che, ô văng. Tuy nhiên, cần phải đảm bảo một số yếu tố sau:

  1. Ô văng cần được thiết kế cho cả dãy phố hoặc cụm nhà dân cư sát nhau, thiết kế đều nhau đảm bảo tạo cảnh quan
  2. Tuyệt đối tuân thủ luật phòng cháy chữa cháy
  3. Đảm bảo mỹ quan và cảnh quan đô thị
  4. Không vượt quá chỉ giới đường đỏ
  5. Không được sử dụng ô văng, mái đón, mái hè làm bất kỳ mục đích nào khác
ô văng là gì
Thiết kế ô văng phải đảm bảo cảnh quan mỹ quan đô thị

Một số khái niệm khác ngoài ô văng

  1. Mái đón là gì – là mái che của cổng, gắn vào tường ngoài nhà và đua ra tới cổng vào nhà và hoặc che một phần đường đi từ hè, đường vào nhà
  2. Mái hè phố là gì – là mái che gần vào tường ngoài nhà và che phủ một đoạn vỉa hè.

Các quy định về các bộ phận nhà được phép nhô ra đã được https://nhamaysatthep.vn/ tổng hợp ở bảng dưới đây

Bảng 2.10: Các bộ phận nhà được phép nhô ra

Độ cao so với mặt hè (m)Bộ phận được nhô raĐộ vươn tối đa (m)Cách mép vỉa hè tối thiểu (m)
³ 2,5Gờ chỉ, trang trí0,2
³2,5Kết cấu di động:Mái dù, cánh cửa1,0m
³3,5Kết cấu cố định (phải nghiên cứu quy định trong tổng thể kiến trúc khu vực):
– Ban công mái đua1,0
– Mái đón, mái hè phố0,6

Cấu tạo thân tường xung lỗ cửa

Khi đã hiểu toàn bộ về ô văng, cũng nắm được khái niệm về mái đón, mái hè phố, ô văng là gì rồi, chúng ta cùng tìm hiểu một chút về cấu tạo thân tường quanh lỗ cửa nhé

Hai bên lỗ cửa

Hai bên lỗ cửa sổ và cửa đi thông thường được làm phẳng và dùng vữa trát sát khuôn cửa để lấp kín khe hở giữa khuôn cửa và tường, tránh gió mưa xâm nhập vào nhà.

Do yêu cầu cách âm, tăng khả năng che mưa che gió, tăng độ kiên cố cho khuôn cửa, tránh được di động khi đóng mở. Tường hai bên lỗ cửa có thể xây chữ L hoặc chữ T. Kích thước phần tường lồi lõm này thường rộng ½ gạch, dày ¼ gạch.

ô văng là gì

Phía trên lỗ cửa

Phía trên lỗ cửa cấu tạo tường sao cho nước mưa không thấm vào trong nhà. Lỗ cửa ra vào trong ngoài nhà cần làm mái hắt (ô văng), khuôn cửa lắp ở mép trong tường hoặc ở giữa tường. Khi cần thiết mép trên lỗ cửa nên làm móc nước. Trường hợp khuôn cửa lắp ở mép ngoài tường nên làm gờ hắt nước.

Trên đây là toàn bộ những lý thuyết liên quan đến ô văng mà tin xây dựng muốn gửi đến bạn. Hi vọng sau khi tham khảo bài viết này của chúng tôi, bạn đã nắm được ô văng là gì, nếu còn bất kì câu hỏi nào, hãy để lại comment ở phía cuối bài cho chúng tôi nhé. Xin cảm ơn

Post a Comment

Previous Post Next Post