Sơn chống cháy là gì? Những thành phần của sơn chống cháy

Ngày nay tình trạng hỏa hoạn có nhiều diễn biến phức tạp, các vụ cháy nhà, cháy chung cư xảy ra bất ngờ không thể lường trước được. Bởi vậy chúng ta cần có những biện pháp phòng cháy để có thể giảm thiểu tối đa những thiệt hại khi xảy ra sự cố. Một trong những sản phẩm đang được sử dụng rộng rãi và có thể giúp khắc phục được tình trạng hỏa hoạn là sơn chống cháy. Vậy sơn chống cháy là gì? sơn chống cháy có những thành phần gì? chúng ta cùng nhau tìm hiểu nhé!

Sơn chống cháy là gì?

Được xem là vật liệu giúp phòng cháy tiết kiệm và hiệu quả nhất hiện nay. Sơn chống cháy là sản phẩm sơn được phủ lên bề mặt phòng cần chống cháy, nó sẽ trở thành một lớp áo bảo vệ bề mặt và hạn chế được ngọn lửa lan truyền trong một thời gian dài. Lớp sơn chống cháy sẽ phồng nở làm cho quá trình chống cháy có thể kéo dài từ 3-4 tiếng khi tiếp xúc với ngọn lửa có nhiệt độ cao. Sử dụng sơn chống cho bề mặt sẽ giúp bạn bảo vệ tài sản hoặc thiết bị không bị biến dạng do ngọn lửa và nhiệt gây ra.

1

Bề mặt nào cho phép sử dụng sơn chống cháy?

Một số bề mặt có thể sử dụng được sơn chống cháy, đó là:

  • Bề mặt có kết cấu sắt thép
  • Ống thông gió
  • Gỗ
  • Tường

Nhà xưởng là công trình nên sử dụng sơn chống cháy để phòng cháy nhất. Đặc biệt là các nhà xưởng thép tiền chế, vì nó rất dễ xảy ra các sự cố cháy chập điện gây cháy lan truyền. Bên cạnh đó, cũng nên sử dụng sơn chống cháy cho khu dân cư, trường học và các nhà xưởng…. để có thể hạn chế được các tình trạng sự cố đáng tiếc xảy ra.

Cơ chế hoạt động của sơn chống cháy

– Các chất xúc tác xảy ra phản ứng ở nhiệt độ bắt đầu > 150०C và tạo ra Acid Phosphoric.

– Nhiệt độ > 300०C tạo ra chất khí không bắt lửa, tạo ra lớp bọt dạng tổ ong có tác dụng cách nhiệt rất cao.

– Nhiệt độ > 500०C các chất thành phần trong sơn chống cháy sẽ tác dụng kết hợp với nhau để tạo thành một chất giống như gốm.

– Ở nhiệt độ cao hơn, các quá trình cacbon hóa xảy ra, tạo thành một lớp cách ly với bề mặt vda đồng thời làm giảm nhiệt độ ở xung quanh.

2

Các thành phần của sơn chống cháy

Thành phần của sơn chống cháy bao gồm các hợp chất như Acrylic, vỏ trấu, hoặc Epoxy và các phụ gia hóa chất khác.

Một số loại sơn chống cháy phổ biến trên thị trường

5.1 Sơn từ gốc nhựa Acrylic

Sơn từ gốc nhựa Acrylic là loại sơn thành phần rất dễ sử dụng và thi công nhanh chóng, nó an toàn với con người và môi trường xung quanh. Gốc Acrylic có thể chống với cơ chế hoàn toàn tự động. Khi nhận diện được nhiệt độ >250 độ trở lên, sơn chống cháy gốc nhựa Acrylic có cơ chế tự trương phồng lên gấp  120 lần so với bình thường và tạo nên một bức tường lửa dày lên đến 120mm. Tạo ra các khí không cháy và chịu được ngọn lửa lên đến 1200 độ trong vòng 150 phút khi xảy ra cháy. Nó giúp đảm bảo được cấu trúc nhà xưởng được bền lâu.

Một nhược điểm của gốc Acrylic là có mùi khá khó chịu, và có thể để lại mùi sau khi thi công.

5.2 Sơn chống cháy gốc dầu

Là sơn chống cháy hệ nước được hình thành từ gốc nhựa Poly vinyl acetate và được kết hợp với các thành phần chất chống cháy khác có nguồn gốc Photpho và Nitơ, Chúng hoàn toàn thân thiện với con người và môi trường xung quanh. Sơn chống cháy gốc dầu có khả năng chống cháy lên đến 200 phút, và độ bền cao, tương tác với nhiều loại sơn phủ, thời gian khô nhanh.

Sơn gốc dầu có độ cứng cao nên không bị ảnh hưởng hay hỏng sơn bởi nước mưa khi thi công.

Sơn chống cháy Firemask SQ-250V
Sơn chống cháy Firemask SQ-250V

3 Sơn chống cháy Epoxy

Sơn chống cháy Epoxy có 2 thành phần làm tăng khả năng chịu lửa ở nhiệt độ cao với các bề mặt kim loại, thép, sắt cho các nhà xưởng, nhà máy xí nghiệp để xử lý các vật liệu dễ cháy hoặc thường xuyên ở nhiệt độ cao.

Với bề mặt kim loại và sắt thép và các kết cấu thép sơn Epoxy có khả năng duy trì trạng thái từ 6-8 tiếng ở trong nhiệt độ nóng chảy của chúng.

5.4 Sơn chống cháy gốc nước

Sơn chống cháy gốc nước hoạt động dựa theo nguyên lý nước là dung môi chính. Cũng như các loại sơn khác, các thành phần của sơn gốc nước có thể bao gồm epoxies, polyurethane, acrylics… Sơn gốc nước khá là an toàn và ít mùi hơn các sản phẩm gốc dung môi. Sơn gốc nước gần như luôn có thể được pha loãng hoặc làm sạch bằng nước lạnh sạch. Sơn có khả năng chống cháy cho các kết cấu thép lên đến 120 phút.

Hãy bảo vệ công trình và tổ ấm của bạn ngay từ hôm nay để không phải hối hận về sau. Nếu có nhu cầu, bạn có thể lựa Rexam là người đồng hành cùng công trình và tổ ấm của bạn.

Với đội ngũ nhân viên giàu kinh nghiệm và trình độ cao. Các sản phẩm sơn chống cháy được phân phối bởi Rexam cam kết chính hãng, giá thành phải chăng được nhập trực tiếp từ nhà máy. Chúng ta sẽ tạo dựng lớp bảo vệ cho bạn một cách an toàn và hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Hy vọng sau khi tìm hiểu xong bài viết bạn đã có thể hiểu được sơn chống cháy là gì và các thành phần của chúng. Nếu còn thắc thì hãy liên với chúng tôi để được tư vấn miễn phí bạn nhé!

Post a Comment

Previous Post Next Post