Tiết lộ quy trình xử lý nước thải bệnh viện, y tế đạt chuẩn

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Bởi theo quy định của pháp luật, bắt buộc các bệnh viện phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Vậy, quy trình xử lý đạt chuẩn này là gì? Đơn vị nào cung cấp dịch vụ xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất? Cùng tìm hiểu câu trả lời phù hợp có trong bài viết dưới đây.

Xử lý nước thải bệnh viện, y tế là như thế nào?

Những nguồn nước thải trong bệnh viện phần lớn là nước thải từ nhà vệ sinh, phòng khám chữa bệnh, phẫu thuật, khu vực rửa dụng cụ y tế. Hoặc nước thải sinh hoạt của các y bác sĩ, bệnh nhân, nhân viên sống trong bệnh viện. Bên cạnh đó còn có một phần nhỏ nước thải phát sinh từ các hoạt động chụp X-Quang, các chất phóng xạ hay bệnh phẩm. 

Nước thải bệnh viện, y tế cần được xử lý
Nước thải bệnh viện, y tế cần được xử lý

Tại sao cần có quy trình xử lý nước thải bệnh viện, y tế đạt chuẩn

Nhìn chung, bệnh viện là nơi thải ra môi trường một lượng lớn nước thải có chứa nhiều chất độc hại, vi khuẩn. Nếu lượng nước thải này đưa ra môi trường trực tiếp sẽ gây ô nhiễm môi trường nặng nề. Sẽ làm mất cân bằng hệ sinh thái có trong môi trường, đặc biệt tiềm năng nguy cơ gây ra các bệnh lý, dịch bệnh cao.

Xử lý nước thải bảo vệ môi trường
Xử lý nước thải bảo vệ môi trường

Những chất ô nhiễm có trong nước thải ra môi trường tự nhiên nếu không được xử lý kịp thời, triệt để sẽ gây ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước các sông, hồ, ao, suối,…Hơn thế, chúng còn ngấm vào lòng đất, nếu tích lũy lâu dài sẽ ảnh hưởng đến mạch nước ngầm. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công ty xử lý nước thải ra đời với quy trình xử lý đạt chuẩn.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả

Như nội dung ở trên chúng ta đã biết tầm ảnh hưởng nghiêm trọng của nước thải bệnh viện tới môi trường sông. Sau đây là sơ đồ thể hiện quy trình xử lý nước thải bệnh viện đạt chuẩn hiện nay:

Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bệnh viện
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải bệnh viện

Bể thu gom

Tất các nguồn nước thải bệnh viện sẽ được dẫn tới bể thu gom. Nhưng trước đó nước thải sẽ được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ rác có kích thước lớn tránh tình trạng gây tắc nghẽn đường ống và hỏng hóc thiết bị trong khi vận hành.

Bể thu gom thường có kích thước khá sâu để có thu gom nước thải và trong hố thu gom này được bố trí một bơm chìm để bơm nước sang bể điều hòa.

Bể điều hòa

Bể điều hòa đảm nhiệm vai trò điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải trước khi chuyển sang bể khác. Tạo điều kiện thuận lợi cho các bể sau dễ dàng ổn định và đạt được hiệu quả xử lý cao. Công dụng của bể điều hòa dùng để lắng cặn, ổn định nồng độ, giảm mùi hôi sau đó sẽ được bơm với lưu lượng ổn định vào bể sinh học kỵ khí.

Bể sinh học kỵ khí

Nước thải được đưa đến bể sinh học kỵ khí để phân hủy các chất hữu cơ trong môi trường yếm khí. Mục đích nhằm chuyển các chất ô nhiễm trong nước thải thành các chất dinh dưỡng tế bào, giảm tối đa nồng độ ô nhiễm có trong nước thải. 

 

Bể sinh học thiếu khí

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện sau bể sinh học kỵ khí là bể sinh học thiếu khí. Do nước thải của bệnh viện chứa lượng lớn chất dinh dưỡng là Nitơ và photpho. Hai chất này dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa với nguồn tiếp nhận, dop đó nếu không xử lý kịp thời sẽ khiến môi trường nước bị ảnh hưởng xấu.

Bể sinh học hiếu khí

Bể này có chức năng chuyển hóa amoniac có trong nước thải bệnh viện thành nitrit và nitrat. Lượng nitrat trong quá trình này một phần sẽ được tuần hoàn lại bể hiếu khí nhằm thực hiện quá trình khử nitrat, phần còn lại được giữ trong bùn hoạt tính và được lắng lại ở bể lắng sinh học. Quá trình diễn ra ở bể này sẽ làm giảm nồng độ amoni và nitrat có trong nước thải. Nhờ đó mà nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn đấu nối.

Nước thải bệnh viện được xử lý qua các bể khác nhau
Nước thải bệnh viện được xử lý qua các bể khác nhau

Bể lắng sinh học

Bể lắng sinh học có nhiệm vụ tách bùn sinh học ra khỏi nước sạch sau khi đã được xử lý ở bể sinh học hiếu khí. Phần bùn sẽ lắng xuống dưới đáy của bể lắng, đồng thời sẽ được bơm bùn bơm tuần hoàn về bể Aerotank nhằm duy trì nồng độ bùn hoạt tính khi cần thiết. Trong trường hợp lượng bùn trong bể dư sẽ bơm xả vào bể chứa bùn.

Bể khử trùng

Bể cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải bệnh viện là bể khử trùng. Ở đây, phần nước trong sau khi được lắng từ các bể trên sẽ được khử trùng bằng các chất khử trùng, khử khuẩn trước khi thải ra môi trường.

Đơn vị cung cấp hệ thống xử lý nước thải bệnh viện tốt nhất

Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện là công trình lớn, cần tiêu tốn rất nhiều chi phí cũng như thời gian, công sức. Đồng thời đòi hỏi người thực hiện phải có kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn cao trong việc xử lý nước thải. Vì vậy, một trong những đơn vị cung cấp dịch vụ xử lý nước thải uy tín nhất hiện nay là PH-EU có thể đáp ứng được những tiêu chí này.

PH-EU là công ty môi trường đã có trên 20 năm kinh nghiệm cùng hàng chục kỹ sư kinh nghiệm. Đáp ứng đầy đủ mọi nhu cầu của khách hàng từ tư vấn, lắp đặt hệ thống xử nước thải,….Hiện đơn vị đã và đang là đối tác tin cậy của hàng trăm dự án lớn, nhỏ trong nước.

Trên đây là những thông tin liên quan đến quy trình xử lý nước thải bệnh viện, y tế đúng chuẩn nhất. Hy vọng, bài viết sẽ giúp người đọc có câu trả lời hợp lý và biết thêm địa chỉ cung cấp hệ thống nước thải uy tín. Mọi thắc mắc, xin vui lòng liên hệ tới số hotline 096 493 7777 để được giải đáp chi tiết nhất. 

 

Post a Comment

Previous Post Next Post